Tìm hiểu bệnh rối loạn nhịp tim và thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

02/03/2022 17:10

Rối loạn nhịp tim đang là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp tử vong do ngừng tim đột ngột. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị trong bài viết sau!

 

Rối loạn nhịp tim sẽ vô hại nếu đó là những phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay có rất nhiều ca đột tử có liên quan đến tình trạng rối loạn nhịp tim.

 Rối loạn nhịp tim sẽ gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

1. Những điều cần biết về bệnh rối loạn nhịp tim

1.1 Bệnh rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì cùng tìm hiểu? Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch. Căn bệnh này có biểu hiện đặc trưng là nhịp tim có thể đập nhanh hoặc chậm hơn so với bình thường hoặc nhịp tim bất thường lúc nhanh lúc chậm.

Rối loạn nhịp tim có thể chia ra thành các dạng khác nhau từ 3 yếu tố: rối loạn vị trí, tần số và mức độ thường xuyên. Các tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp: Nhịp nhanh đều, nhịp chậm đều, nhịp không đều từng lúc, tim loạn nhịp hoàn toàn.

1.2 Biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn nhịp tim

Biểu hiện đáng chú ý khi xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim như:

- Xuất hiện các cơn khó thở, thở ngắn. 

- Choáng váng, xây xẩm, mất thăng bằng. 

Xuất hiện đánh trống ngực, tim đập mạnh trong lồng ngực. 

Có cảm giác hồi hộp, lo lắng. 

- Đau tức ngực, có cảm giác ngực bị đè nén. 

Người yếu, mệt mỏi do hoạt động bơm máu kém hiệu quả. 

Ngất xỉu.

Biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh rối loạn nhịp tim là người bệnh ngất xỉu và mất ý thức hoàn toàn. Biểu hiện này cảnh báo tình trạng bệnh nặng và nguy hiểm khi người mắc bệnh đang lái xe hoặc vận hành máy móc. Do đó, cần phải điều trị bệnh sớm nhất có thể khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh.

 Đánh trống ngực là biểu hiện thường gặp của rối loạn nhịp tim.

1.3 Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim như người bị bệnh tim bẩm sinh, người gặp vấn đề về tim trong quá trình sinh sống. Nhìn chung, các nguyên nhân cơ bản gây ra căn bệnh này là:

Người bị cao huyết áp.

Sẹo tim do biến chứng của cơn đau tim.

Người mắc bệnh động mạch vành, cường giáp, suy giáp.

- Do thay đổi cấu trúc của tim, mắc bệnh cơ tim.

- Tác dụng phụ của thuốc bổ sung không kê toa.

- Rối loạn thần kinh thực vật.

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim:

- Tình trạng thiếu máu.

- Lạm dụng ma túy, thuốc lá, rượu và cà phê

Bệnh đái tháo đường.

Tình trạng căng thẳng kéo dài.

Di truyền.

Tình trạng ngưng thở lúc ngủ.

1.4 Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Đa phần rối loạn nhịp tim là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng. Do đó, khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bất thường cần sớm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Một số dạng của căn bệnh rối loạn nhịp tim cần chú ý:

Rung nhĩ: Rung nhĩ thường xảy ra ở tâm nhĩ. Khi rung nhĩ, nhịp tim tăng nhanh đột ngột, có thể hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông này có thể vỡ bất cứ lúc nào, gây tắc động mạch phổi và đột quỵ. 

Nhịp nhanh thất: Nhịp nhanh thất là tình trạng tim bơm máu khi tâm thất chưa đủ máu gây nên tình trạng mệt mỏi. Nguyên nhân là do sẹo sau khi phẫu thuật tim hoặc sẹo bệnh mạch vành và thiếu máu cục bộ gây ra.

Rung thất: Rung thất là thể nặng của nhịp nhanh thất, cơ tâm thất rung lên do những xung đột ở buồng tâm thất. Nếu không kịp thời cấp cứu, rung thất có thể gây ngừng tim, máu không được bơm ra khỏi tim gây tử vong. 

Suy tim: Khi bị rối loạn nhịp tim sẽ gây nên tình trạng hiệu quả bơm máu giảm sút. Do đó, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể. Sau thời gian dài có thể dẫn đến suy tim.

Đột quỵ: Máu ứ đọng lại tại buồng tim hình thành các cục máu đông, làm tắc nghẽn, vỡ động mạch và gây đột quỵ.

2. Nhóm thuốc điều trị bệnh rối loạn nhịp tim phổ biến

Sử dụng thuốc điều trị là phương pháp được ưu tiên trong việc điều chỉnh các rối loạn xung điện tim và phục hồi nhịp đập bình thường của tim. Cơ chế tác động của thuốc điều trị: ngăn chặn tim đập chậm hoặc nhanh bất thường; tăng hoặc giảm tốc độ dẫn truyền xung điện tim; tăng thời gian phục hồi chức năng tim.

Xem thêm: Thông tin về thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

​​

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh rối loạn nhịp tim.

2.1 Nhóm thuốc chống loạn nhịp

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim đem lại hiệu quả cao. Một số nhóm thuốc chống loạn nhịp gồm: Dronedarone, Amiodarone, Propafenone, Sotalol,… Các loại thuốc này kéo dài thời gian trơ của tim, ngăn chặn nhịp tim hoạt động bất thường.

2.2 Nhóm thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim; thư giãn, giảm gánh nặng cho tim; giảm dẫn truyền xung điện tim. Các loại thuốc chẹn beta gồm: Atenolol, Bisoprolol, Metoprolol…

2.3 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng giãn mạch, giảm dẫn truyền xung điện tim. Các loại thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi gồm: Verapamil, Diltiazem…

2.4 Các thuốc phụ trợ

Ngoài nhóm thuốc chính, còn một số thuốc phụ trợ điều trị bệnh rối loạn nhịp tim như:

Digoxin: Làm tăng co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

Adenosine: Làm giãn mạch và giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải dựa trên phác đồ điều trị được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra từ kết quả thăm khám bằng các máy móc hiện đại. Nên các loại thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn sát sao từ các bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.

2.5 Trong trường hợp sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả thì cần làm gì?

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ điều trị của bạn có thể sử dụng một số biện pháp như sốc chuyển nhịp để khôi phục nhịp tim bình thường; tác động lên hệ thống thần kinh để kiểm soát nhịp tim, ngăn chặn nhịp nhanh trên thất; tác động động mạch vành để khai thông đường máu, từ đó giúp tim hoạt động bình thường và cải thiện nhịp tim.

 Sốc chuyển nhịp để khôi phục nhịp tim bình thường.

Hy vọng những kiến thức về căn bệnh rối loạn nhịp tim trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó, có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường liên quan đến nhịp tim.

----

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://thuonghieuvacuocsong.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.