Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa

21/12/2020 10:37

Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa là vô cùng cần thiết, nó ngăn chặn và hạn chế rất lớn sự xâm nhập của bệnh vào vườn lan, giảm thiệt hại do bệnh gây lên cho lan. Trong quá trình trồng lan đặc biệt phong lan cứ mỗi mùa mưa đến là một mùa mà người trồng lan phải lo lắng vì dịch bệnh

1. Thiết kế giàn lan đúng tiêu chuẩn Phòng trừ bệnh cho lan

Việc đầu tiên để phòng trừ sâu hại và các loại bệnh trên lan chính là thiết kế một giàn lan chuẩn khoa học và phù hợp với điều kiện tự nhiên của nơi bạn sống.

- Nếu giàn lan quá thấp (ví dụ dưới 3m), sẽ rất nóng và hầm hơi, bí, không khí kém lưu thông, khi đó lan của bạn rất dễ bị nấm khuẩn gục ngọn teo thân, đốm lá...

- Nếu diện tích trồng lan hẹp thì giàn càng phải cao

- Treo lan cách lưới càng xa thì lan càng được mát mẻ, treo sát lưới thì khả năng lan bị hấp chín, vàng lá, héo rũ dù bạn có tưới vài lần 1 ngày cũng là bình thường. ên cho cây lan cách lưới che nắng ít nhất 1,2m và tốt nhất là 1,5m nếu bạn ở vùng nóng.

Điều kiện sinh trưởng của lan treo giàn

- Độ ẩm trong vườn quá cao và không thông thoáng chính là môi trường lý tưởng của nấm và khuẩn sinh sôi nảy nở. Các loại nấm khuẩn gây bệnh thán thư, đốm mắt cua, đốm nâu, thối đen thân, thối nhũn... phát triển mạnh khi độ ẩm không khí cao.

- Độ thoáng: khi bắt đầu mùa mưa, bạn nên treo giò lan xa nhau ra (thường thì khoảng cách bằng 0,5 - 1 lần kích thước giò, ví dụ giò đường kính giò lan là 50cm, thì nên treo cách nhau ít nhất 25cm, tốt nhất là 50cm). Vừa tránh va đập vỡ chậu khi gió to, đỡ lây bệnh cho nhau và tạo độ thoáng cho vườn.

- Chất liệu giàn tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc tuýp nước hoặc thép nhúng kẽm, tuy mắc nhưng chắc chắn, bền. Đảm bảo sên không thể leo lên chậu lan của bạn được. Nếu làm bằng tre, tầm vông, gỗ thì sên, ốc... sẽ leo lên giò lan rất dễ dàng. Ngoài ra nước rỉ ra từ ống tre nứa cũng chính là ổ nấm khuẩn hại lan.

10 loài hoa phong lan hiếm nhất thế giới vẫn còn tồn tại

Ảnh minh họa nguồn internet

 

2. Xử lý giống trước khi trồng để phòng trừ bệnh cho lan

Sau khi mua về dù là trồng lan ra chai hay bóc rừng hoặc thay chậu thì bắt buộc phải xử lý giống cho cẩn thận. Nếu mua về mà chỉ cắt rễ, lá dập nát sơ sơ rồi ghép ngay, không xử lý ngâm thuốc gì cả. Tỷ lệ lan chết rất cao (trung bình 30%, thậm chí có lô chết 80% - Hải Yến, Bạch Hỏa Hoàng, Thanh Hạc...).

Bạn nên ngâm lan của bạn trong dung dịch Physan 20 liều 1ml pha 1 lít nước để diệt nấm khuẩn trong 10-15 phút.
Khi bạn mang ra để ráo nước rồi ngâm các chất kích thích ra rễ nảy chồi sau đó ghép thì tỷ lệ lan bị thối nhũn là rất thấp.
Bạn có thể thay thế Physan20 bằng Nano bạc hoặc Benkona.

3. Bón phân cho lan
Bón phân cân đối chính là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Làm cây lan to mập rất dễ, chỉ cần đạm nhiều thì giả hạc to phát triển tốt. Tuy nhiên tế bào biểu bì sẽ ít và thành tế bào rất mỏng manh, vi khuẩn và nấm xâm nhập 1 cách đơn giản dễ dàng.
Chính bởi vậy, nếu bạn trồng vài chục giò hay vài trăm giò không vì kinh doanh, thì chỉ nên dùng NPK các chỉ số đều hoặc gần bằng nhau là ổn hơn cả (Ví dụ NPK 20-20-20Te của Growmore) hoặc phân tan chậm của Nhật 14-13-13, và 10-15 ngày phun một lần.

Lan Hồ Điệp: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và kỹ thuật chăm sóc

Ảnh minh họa nguồn internet

 

4. Xử lý giá thể phòng trừ bệnh cho lan

Xử lý giá thể quyết định thành bại của giò lan. Nếu bạn không muốn bị cỏ dại, sên nhớt, nấm khuẩn, nấm trắng ký sinh... tấn công cây lan thì phải xử lý kỹ. Tốt nhất vẫn là ngâm Physan hoặc đun sôi trong 15 phút hoặc ngâm nước vôi 2-4 ngày sau đó rửa lại.

Nếu vùng bạn mưa dầm nhiều ngày thì nên chọn giá thể thoáng như vỏ thông, dớn vụn đá, viên đất nung hoặc dớn bảng, lũa.
Nếu giàn chuẩn và chế độ phòng bệnh tốt thì mới nên chọn rêu hoặc dớn cù lần xay hoặc dớn trắng Chile nếu không lan sẽ thối hết rễ và mầm.

5. Tìm hiểu kỹ đặc tính của giò lan bạn trồng

Tùy mỗi loài lan mà ta có chế độ chăm sóc khác nhau. Nếu cho chúng vào điều kiện không thuận lợi, thì nhất định chúng sẽ kém phát triển hoặc bệnh tật. Vì thế khi mua lan về, bạn phải tìm hiểu xem giống lan đó:

- Ăn nắng bao nhiêu phần trăm %.

- Nên sống khô hay thích ướt.

- Nên che nilon hay không che.

- Nên bón nhiều hay bón ít.

- Thích mát hay thích nóng.

- Thích gió nhiều hay đứng gió.

 

6. Quy trình xử lý bệnh hại trên cây lan

-  Nếu lan đã bị bệnh, nên cách ly ngay, mang mầm bệnh ra khỏi vườn. Ngừng tưới nước (1-2 ngày sau khi phun thuốc) và ngừng bón phân để xử lý triệt để bệnh, sau đó mới mang ra giàn chăm sóc lại bình thường.

- Luân phiên phun Nano bạc hoặc Benkona hoặc Agrifos 400 liều như trên bao bì. Cứ 15-30 ngày 1 lần vào mùa ít mưa và 7-15 ngày 1 lần vào mùa mưa.

- Cứ 2 tháng 1 lần phun thuốc phòng diệt bọ trĩ, nhện đỏ, kiến đen có cánh, ruồi vàng, cuốn chiếu, gián, muỗi, rệp... một lần. Các loại thuốc như (Movento + Pesieu; SK Enspray 99 + Fendona; thuốc sinh học tự chế từ Tỏi Ớt Gừng...). Tốt nhất nên có lưới quây che chắn côn trùng bay vào giàn. Các vết chích, giữa, hút và đẻ trứng của côn trùng chính là cánh cửa chào đón nấm và vi khuẩn.

- Chu kỳ 2 tháng 1 lần rải bả sên nhớt 1 lần.

Trên đây là toàn bộ giải pháp phòng trừ bệnh cho lan và cách khắc phục, xử lý lan bị bệnh. Bạn cần phải kết hợp toàn bộ 6 yếu tố để đem lại hiệu quả cao nhất cho cây trồng được phát triển tốt nhất.

----

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://thuonghieuvacuocsong.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Thanh Lam
Theo Sưu tầm/Tổng hợp